Hướng dẫn sử dụng Duplicator để nhân bản Website WordPress

26 Tháng 6, 2024

Vấn đề nhân bản / sao chép Website hay thay đổi domain là vấn đề mà bất kì ai sử dụng Website đều sẽ cần. Nhưng không phải nhà cung cấp Hosting nào cũng hỗ trợ bạn vấn đề đó hoặc sẽ mất một khoản phí tương đối để được hỗ trợ. Cách sau đây của mình phù hợp với bạn nào đã biết sơ qua sử dụng quản trị Cpanel (Direct Admin) vì các bạn cần phải tạo được database cũng như up / xóa file.

Plugin Duplicator hoạt động giống như một plugin sao lưu dữ liệu vậy, nó sẽ tiến hành sao lưu toàn bộ dữ liệu trên website bao gồm mã nguồn và cơ sở dữ liệu (database), sau đó sẽ nén toàn bộ vào một tập tin nén dạng .tar.gz.

Nhưng Duplicator có thêm một chức năng khác nữa đó là tự động khôi phục bản sao lưu đó trên host khác, và tự động đổi toàn bộ thiết lập trên website sang tên miền mới nếu bạn có nhu cầu đổi tên miền cho website.

Bước 1: Cài đặt plugin Duplicator

Các bạn vào Plugin -> Cài mới, tìm kiếm Duplicator cài đặt sau đó kích hoạt
Các bạn vào Plugin -> Cài mới, tìm kiếm Duplicator cài đặt sau đó kích hoạt

Bước 2: Chạy trình nén Duplicator

Lúc này, bạn sẽ thấy một menu về Duplicator xuất hiện trong Dashboard. Bạn có thể vào Duplicator -> Packages -> Create New để tiến hành tạo một bản sao lưu mới.
Lúc này, bạn sẽ thấy một menu về Duplicator xuất hiện trong Dashboard. Bạn có thể vào Duplicator -> Packages -> Create New để tiến hành tạo một bản sao lưu mới.

Lúc này ở giao diện Setup, bạn ấn mở Archive sẽ thấy một số lựa chọn như loại bỏ các file các bạn không muốn nén tùy thuộc vào bạn, còn nếu không thì hãy ấn Next

Tuỳ chọn skip file nếu muốn
Tuỳ chọn skip file nếu muốn

Bước này nó sẽ tiến hành quét sơ dữ liệu của bạn để kiểm tra dung lượng và báo cáo chi tiết xem cấu hình của bạn có thích hợp để xuất dữ liệu ra hay không vì thường nếu website của bạn có nhiều dữ liệu mà host yếu quá thì sẽ không chạy được.

Vui lòng chờ
Vui lòng chờ
Sau khi Scan xong thì ấn Build
Sau khi Scan xong thì ấn Build

Với các bạn dùng bản Duplicator cài từ kho theme của WordPress là bản miễn phí nên giới hạn file của các bạn là 500MB, với bản PRO thì các bạn không bị giới hạn về Files.

Nếu Scan có báo Warning (Warn) thì cũng đừng lo lắng quá, nếu chỉ một số phần thì không ảnh hưởng gì. Lúc này bạn có thể ấn Build để bắt đầu tạo gói sao lưu dữ liệu.

Vui lòng chờ Build xong
Vui lòng chờ Build xong

Nếu không có sai số gì thì khi thành công, giao diện lúc này sẽ hiển thị như sau:

Kết quả sau khi chạy xong
Kết quả sau khi chạy xong

Bước 3: Giải nén file Duplicator trên Host

Với 2 file installer.php và .zip bạn down được ở trên, lúc nào các bạn cần upload 2 file đó lên host (Thường sau folder public_html), hoặc locahost thì upload vào folder website các bạn tạo trước đó là được.

Note: Không giải nén file .zip

Mình làm ở trên localhost nên đường dẫn sẽ như sau:

Đưa 2 file vào trong folder gốc của domain
Đưa 2 file vào trong folder gốc của domain

Lúc này các bạn hãy dẫn link tới file installer.php để giải nén: http://domain/installer.php . Vì mình làm trên localhost, lúc này đường dẫn của mình sẽ như sau: http://localhost:8888/testdup/installer.php .

Click vào "I have read..." sau đó ấn Next
Click vào “I have read…” sau đó ấn Next
Khung nhập thông tin database
Khung nhập thông tin database

Lúc này các bạn cần nhập Database và Username lẫn Password vào các khung:

Nhập database đã tạo
Nhập database đã tạo
Nhấn validate, nếu thành công sẽ hiện như này
Nhấn validate, nếu thành công sẽ hiện như này
Các bạn ấn Next, Duplicator sẽ hỏi lần nữa xác nhận, các bạn click OK
Các bạn ấn Next, Duplicator sẽ hỏi lần nữa xác nhận, các bạn click OK
Không có vấn đề gì ấn Next
Không có vấn đề gì ấn Next

Sau đó các bạn nhớ ấn vào dòng “Auto delete installer files after login” để xóa bản backup kia đi để tránh kẻ xấu chạy file installer.php, sau đó ấn Admin Login.

Ấn vào Admin Login
Ấn vào Admin Login

Sau khi đăng nhập xong đây sẽ là giao diện bạn thấy:

Kết quả hoàn thành
Kết quả hoàn thành

Lúc này là đã hoàn thiện 99.99999% rồi đó, việc của bạn cần làm bây giờ là:

  • Vào Settings -> Permalinks và ấn Save Changes để cập nhật lại đường dẫn tĩnh.
  • Vào Duplicator -> Tools -> Cleanup -> ấn vào Delete Reserved Files để xóa bản backup kia đi để tránh kẻ xấu chạy file installer.php. (Nếu không làm bước trên)
  • Tắt plugin Duplicator và Xóa đi.

Chúc bạn thành công!

guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tin tức liên quan
Custom Plus & Minus Quantity trong Woocommerce
Như bạn đã biết thì nút thay đổi số lượng của Woocommerce để default không mấy là đẹp mắt và khiến người dùng khó tương tác trong việc thay...
Hướng dẫn lấy đường dẫn các page Woocommerce 3.x
Chắc hẳn ai dùng Woocommerce đều sẽ muốn hiển thị đường dẫn của trang tài khoản, cửa hàng, thanh toán, giỏ hàng,.. Có rất nhiều phương án xử lý...
Hướng dẫn thêm Confirm Password trong Registration Page và Checkout Page
Tình trạng spam tài khoản, hay khách hàng không nghiêm túc trong việc tạo tài khoản để spam đơn hàng. Mình khuyến khích các bạn thêm một field nhập...