Hướng dẫn cách cài Google Search Console đơn giản cho người mới bắt đầu

24 Tháng chín, 2024
(1 đánh giá)

Bạn mới bắt đầu quản lý website và chưa biết cách cài Google Search Console một cách chính xác để theo dõi hiệu quả SEO? Trong bài viết này, Gini Webseo sẽ hướng dẫn bạn từng bước cài đặt công cụ Google Search Console và khám phá những tính năng quan trọng của nó. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!

Google Search Console là gì?

Theo nguồn từ Google Support: Google Search Console là một công cụ miễn phí do Google cung cấp, nhằm hỗ trợ quản trị viên website trong việc quản lý và theo dõi hiệu suất của trang website trên kết quả tìm kiếm Google. Công cụ này giúp bạn biết chính xác trang web của mình đang hoạt động như thế nào, những từ khóa nào đang dẫn người dùng đến trang web, cũng như phát hiện các lỗi kỹ thuật cần khắc phục. 

Google Search Console là gì?
Google Search Console là gì?

Lợi ích khi sử dụng Google Search Console cho website

Khi bạn đã biết cách cài Google Search Console, bạn sẽ thấy ngay những lợi ích mà công cụ này mang lại. Đầu tiên, Google Search Console giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng SEO của website, từ đó tối ưu hóa nội dung để thu hút nhiều lượt truy cập hơn từ kết quả tìm kiếm.

Lợi ích cụ thể của Google Search Console bao gồm:

  • Theo dõi thứ hạng từ khóa: Bạn sẽ biết được những từ khóa nào đang dẫn người dùng đến trang web, cũng như thứ hạng của các từ khóa đó trên Google.
  • Phát hiện lỗi kỹ thuật: Google Search Console sẽ cảnh báo bạn về các lỗi lập chỉ mục, lỗi 404 hoặc các vấn đề liên quan đến thu thập dữ liệu. Điều này giúp bạn nhanh chóng khắc phục và đảm bảo trang web luôn hoạt động tốt.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Với các báo cáo về trải nghiệm di độngCore Web Vitals, bạn sẽ biết được trang web của mình có phù hợp với các tiêu chuẩn của Google hay không.
  • Phân tích lưu lượng truy cập: Công cụ này giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các lượt truy cập, giúp tối ưu hóa chiến lược SEO của bạn.
  • Báo cáo liên kết: Bạn có thể xem các liên kết nội bộ và liên kết ngoại bộ, từ đó phát triển chiến lược liên kết hiệu quả hơn.

Điều kiện cần có trước khi cài đặt Google Search Console

Để quá trình cài đặt Google Search Console diễn ra suôn sẻ, bạn cần chuẩn bị một số điều kiện quan trọng. Đảm bảo rằng bạn đã có một tài khoản Google và quyền truy cập vào website của mình. Các điều kiện này giúp đảm bảo quá trình xác minh quyền sở hữu và cấu hình website trên Google Search Console diễn ra thuận lợi, giúp bạn dễ dàng quản lý và tối ưu hóa hiệu suất trang web của mình trên kết quả tìm kiếm Google.

Tài khoản Google

Điều kiện đầu tiên và bắt buộc để cài đặt Google Search Console là bạn phải có một tài khoản Google. Tài khoản này sẽ giúp bạn truy cập vào tất cả các dịch vụ của Google, bao gồm Google Search Console, Google Analytics, và nhiều công cụ khác phục vụ cho việc quản trị website.

Nếu bạn chưa có tài khoản Google, chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Truy cập vào Google.com và nhấn vào nút “Đăng nhập” ở góc trên cùng bên phải.
  • Chọn “Tạo tài khoản” và điền thông tin cần thiết như tên, địa chỉ email, mật khẩu.
  • Sau khi hoàn tất, bạn đã có một tài khoản Google và có thể bắt đầu cài đặt Google Search Console.

Tài khoản quản trị Website

Ngoài ra khi cài đặt Google Search Console là bạn cần có quyền truy cập vào mã nguồn hoặc tài khoản quản trị của website. Điều này giúp bạn dễ dàng thực hiện các bước xác minh quyền sở hữu và cấu hình Google Search Console trên trang của mình.

Khi đã có quyền truy cập, bạn có thể xác minh website bằng nhiều cách, như:

  • Thẻ HTML: Sao chép mã thẻ meta và dán vào file header của website.
  • Google Analytics: Nếu đã tích hợp Google Analytics, bạn chỉ cần xác minh qua tài khoản Analytics đã liên kết.
  • Google Tag Manager: Nếu website đã cài Google Tag Manager, quá trình xác minh cũng đơn giản hơn nhiều.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Google Search Console

Việc cài đặt Google Search Console không quá phức tạp, và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được chỉ với vài bước đơn giản như sau: 

Bước 1: Truy cập Google Search Console

Đầu tiên, để cài đặt Google Search Console, bạn cần truy cập vào trang chính thức của công cụ này tại địa chỉ: https://search.google.com/search-console/about?hl=vi

Các bước cụ thể:

  1. Nhấp vào nút “Bắt đầu ngay bây giờ” ở góc trên bên phải của trang.
  2. Đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn (nếu chưa có tài khoản, hãy đăng ký tài khoản mới).
  3. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ được đưa đến giao diện quản lý Google Search Console.

Trong quá trình này, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng tài khoản Google đã liên kết với website mà bạn muốn quản lý. Nếu bạn là quản trị viên mới, việc đăng ký và đăng nhập vào Google Search Console sẽ là bước đầu tiên cực kỳ quan trọng.

Truy cập Google Search Console
Truy cập Google Search Console

Bước 2: Thêm và xác minh website

Khi đã đăng nhập vào Google Search Console, bạn sẽ cần thêm website của mình vào để bắt đầu theo dõi và quản lý dữ liệu tìm kiếm.

Các bước để thêm và xác minh website như sau:

  1. Nhấp vào nút “Thêm thuộc tính” (Add Property) ở góc trên bên trái màn hình.
  2. Bạn sẽ có hai tùy chọn:

Miền (Domain): Lựa chọn này bao gồm tất cả các URL trên tên miền chính và các tên miền phụ, bất kể chúng có “www” hay không, hoặc sử dụng “http” hay “https”. Lựa chọn này yêu cầu xác minh thông qua DNS. Ở cách này khá phức tạp đòi hỏi các bạn phải hiểu biết chuyên môn về kỹ thuật.

Vì vậy, Gini Webseo khuyến khích các bạn nên áp dụng theo hình thức tiền tố URL

Tiền tố URL (URL Prefix): Lựa chọn này chỉ áp dụng cho các URL cụ thể mà bạn nhập vào (ví dụ như: https://www.tenmiencuaban.com). Nó cung cấp nhiều cách xác minh hơn, như HTML file hoặc Google Analytics.

Thêm và xác minh website
Thêm và xác minh website
  1. Sau khi chọn phương thức phù hợp, bạn sẽ cần tiến hành bước xác minh website. Điều này nhằm chứng minh rằng bạn là chủ sở hữu hoặc quản trị viên của trang web đó.

Bước 3: Các phương thức xác minh website (HTML file, Google Analytics, Google Tag Manager, v.v.)

Có nhiều cách để xác minh quyền sở hữu website trong Google Search Console, tùy vào mức độ quản lý và công cụ bạn đã sử dụng trước đó. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến nhất:

Cách xác minh Google Search Console bằng tải tệp HTML lên website

Phương pháp xác minh website trên Google Search Console bằng tệp HTML là cách đơn giản và phổ biến nhất. Đây cũng là phương pháp được Google khuyến nghị sử dụng, phù hợp với mọi loại website. Nếu bạn muốn xác minh quyền sở hữu nhanh chóng mà không cần các kiến thức kỹ thuật phức tạp, đây chính là lựa chọn tốt nhất.

Bước 1: Tải tệp HTML xuống

  • Sau khi thêm website vào Google Search Console, chọn phương thức xác minh bằng HTML file.
  • Nhấn vào nút “Tải xuống” để tải về tệp HTML mà Google cung cấp.

Bước 2: Tải tệp lên hosting

  • Đăng nhập vào tài khoản hosting của bạn (cPanel hoặc bất kỳ trình quản lý tệp nào mà bạn đang sử dụng).
  • Truy cập thư mục gốc (root directory) của website và tải tệp HTML vừa tải xuống lên.
  • Sau khi hoàn tất, quay trở lại Google Search Console và nhấn “Xác minh” để hoàn tất quy trình.
Cách xác minh Google Search Console bằng tải tệp HTML lên website
Cách xác minh Google Search Console bằng tải tệp HTML lên website

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng hosting hoặc không quen thuộc với các thao tác này, bạn có thể thử một số phương pháp thay thế khác bên dưới.

Xác minh Google Search Console thông qua thẻ HTML

Đối với những người sử dụng WordPress hoặc các hệ quản trị nội dung tương tự, phương pháp xác minh bằng thẻ HTML là lựa chọn đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần chèn một đoạn mã thẻ meta vào trang web của mình.

Bước 1: Tại màn hình xác minh quyền sở hữu trong Google Search Console, chọn phương thức xác minh bằng thẻ HTML. Sao chép đoạn thẻ meta mà Google cung cấp.

Xác minh Google Search Console thông qua thẻ HTML
Xác minh Google Search Console thông qua thẻ HTML

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản quản trị website của bạn, 

Cách 1: Chọn mục “Giao diện”, chọn “Trình sửa giao diện”, sau đó chọn “Đầu trang giao diện” (Header). Dán đoạn mã thẻ meta mà bạn đã sao chép vào trong thẻ <head> của website. Sau khi hoàn tất, nhấn lưu lại thay đổi.

Nếu các bạn thấy cách này phức tạp và khó tìm thì bạn có thể áp dụng theo cách thứ 2 như sau

Cách 2: – Tải Plugin “WPCode – Insert Headers and Footers + Custom Code Snippets” sau đó kích hoạt plugin

Cài đặt plugin WPCode – Insert Headers and Footers
Cài đặt plugin WPCode – Insert Headers and Footers
  • Chọn mục “Code Snippets”, sau đó chọn “Header & Footer” và dán đoạn mã thẻ meta mà bạn đã sao chép vào ô “Header”. Sau khi hoàn tất, nhấn lưu lại thay đổi.
Dán mã đã sao chép vào Header
Dán mã đã sao chép vào Header

Bước 3: Quay lại Google Search Console và nhấn “Xác minh” để hoàn tất quá trình.

Quay lại và bấm xác minh
Quay lại và bấm xác minh

Cách submit sitemap trên Google Search Console

Sau khi bạn đã thực hiện cách cài Google Search Console, một trong những bước quan trọng tiếp theo là Submit Sitemap cho Google. Sitemap là một tệp XML chứa danh sách các URL trên website, giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung của bạn. Việc gửi Sitemap sẽ giúp Google Search Console hiểu rõ hơn về cấu trúc trang web của bạn, từ đó tối ưu hóa hiệu suất SEO và đảm bảo mọi trang đều được lập chỉ mục đúng cách.

Hướng dẫn chi tiết cách Submit Sitemap:

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console đi đến phần “Sơ đồ trang web” (Sitemap): Ở menu bên trái, tìm và nhấp vào mục “Sơ đồ trang web” dưới phần “Chỉ mục”.

Bước 2: Nhập URL của Sitemap: Trong khung nhập liệu, bạn điền URL của Sitemap. Thông thường, sitemap sẽ có dạng: https://www.tenmiencuaban.com/sitemap_index.xml.

Bước 3: Nhấn “Gửi”: Sau khi nhập URL của Sitemap, nhấn nút “Gửi” để yêu cầu Google lập chỉ mục.

Hướng dẫn chi tiết cách Submit Sitemap
Hướng dẫn chi tiết cách Submit Sitemap

Bước 4: Kiểm tra trạng thái sitemap: Sau khi gửi, Google Search Console sẽ hiển thị trạng thái của sitemap như “Thành công” hoặc “Đang xử lý”. Bạn có thể quay lại sau một thời gian để kiểm tra xem tất cả các trang trong sitemap đã được lập chỉ mục hay chưa.

Hướng dẫn chia sẻ quản trị viên trong Google Search Console

Khi quản lý website, có thể bạn sẽ cần chia sẻ quyền quản trị cho các thành viên khác trong nhóm hoặc các đối tác để cùng theo dõi và tối ưu hóa SEO. Google Search Console cho phép bạn dễ dàng thêm các quản trị viên khác để họ có thể giúp quản lý và theo dõi dữ liệu website. Việc thêm quản trị viên giúp đảm bảo mọi người đều có quyền truy cập vào các báo cáo cần thiết, đồng thời bạn vẫn giữ được quyền kiểm soát chính.

Hướng dẫn cách chia sẻ quản trị viên:

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console chọn phần “Cài đặt”: Ở menu bên trái, kéo xuống và chọn “Cài đặt”.

Chọn “Người dùng và quyền”: Trong phần Cài đặt, bạn sẽ thấy mục “Người dùng và quyền”. Nhấp vào đây để quản lý quyền của các thành viên.

Cài đặt quản trị viên
Cài đặt quản trị viên

Bước 2: Thêm người dùng mới: Nhấn nút “Thêm người dùng” ở góc trên bên phải.

Thêm người dùng mới
Thêm người dùng mới

Bước 3: Nhập địa chỉ email và chọn vai trò: Điền địa chỉ email của người mà bạn muốn thêm vào và chọn quyền hạn:

Toàn quyền: Người dùng có thể thực hiện mọi hành động, bao gồm việc thêm hoặc xóa các quản trị viên khác.

Hạn chế: Người dùng chỉ có thể xem dữ liệu và báo cáo, không thể thay đổi các thiết lập hoặc thêm người dùng khác.

Nhấn “Thêm”: Sau khi chọn xong quyền hạn, nhấn nút “Thêm” để hoàn tất.

Nhập địa chỉ email và chọn vai trò
Nhập địa chỉ email và chọn vai trò

Các câu hỏi thường gặp về Google Search Console

Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất mà người mới bắt đầu thường đặt ra trong quá trình tìm hiểu và cài đặt Google Search Console.

Cách cài đặt Google Search Console có giống với Google Analytic không?

Không, cài đặt Google Search Console và Google Analytics khác nhau. Google Search Console tập trung vào hiệu suất SEO và yêu cầu xác minh trang, còn Google Analytics theo dõi hành vi người dùng, cài qua mã theo dõi.

Sau khi cài đặt Google Search Console cần bao lâu để thấy kết quả

Sau khi cài đặt Google Search Console, bạn thường thấy kết quả trong vòng 1-2 ngày, nhưng để có dữ liệu chi tiết hơn như số lần hiển thị và lượt click, có thể mất 1-2 tuần.

Có cần cài đặt thêm công cụ nào để sử dụng Google Search Console không?

Không, bạn chỉ cần Google Search Console và quyền truy cập vào mã nguồn trang web để xác minh quyền sở hữu.

Google Search Console có hỗ trợ tiếng Việt không?

Có, Google Search Console hỗ trợ giao diện và các hướng dẫn bằng tiếng Việt, giúp người dùng dễ dàng sử dụng.

Hy vọng rằng với hướng dẫn chi tiết trong bài viết trên bạn đã nắm được cách cài Google Search Console và sử dụng một cách dễ dàng. Dù bạn mới bắt đầu quản lý website hay đã có kinh nghiệm, công cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn tối ưu hóa SEO và theo dõi hiệu suất trang web hiệu quả. 

Đừng quên thường xuyên kiểm tra và cập nhật các chỉ số để đảm bảo website của bạn luôn hoạt động tốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Gini Webseo để được hỗ trợ thêm nhé! Chúc bạn thành công!

guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tin tức liên quan
Hướng dẫn xóa san-pham , danh-muc-san-pham trong đường dẫn sản phẩm Woocommerce
Với mặc định của Woocommerce, chi tiết sản phẩm sẽ có dạng domain/san-pham/ten-san-pham và danh mục sản phẩm sẽ ở dạng domain/danh-muc-san-pham/ten-danh-muc. Một phần đường dẫn như vậy sẽ...
Custom Plus & Minus Quantity trong Woocommerce
Như bạn đã biết thì nút thay đổi số lượng của Woocommerce để default không mấy là đẹp mắt và khiến người dùng khó tương tác trong việc thay...
Hướng dẫn thêm Confirm Password trong Registration Page và Checkout Page
Tình trạng spam tài khoản, hay khách hàng không nghiêm túc trong việc tạo tài khoản để spam đơn hàng. Mình khuyến khích các bạn thêm một field nhập...